Lập trình CNC là gì? Hướng dẫn lập trình CNC cơ bản

Lập trình CNC là gì?

Lập trình CNC được hiểu một cách đơn giản là chương trình máy tính được thực hiện mà thông qua đó người lập trình có thể điều khiển được các bộ phận, thiết bị theo các thứ tự nối tiếp nhau. Chương trình này được lập trình sẵn với tốc độ được mặc định sẵn từ đó tạo ra các sản phẩm có hình dạng và kích thước đạt tiêu chuẩn.

Áp dụng lập trình CNC bằng cách thiết lập các phương pháp giao tiếp với máy CNC cụ thể là sử dụng g-code được cài đặt mặc định cho máy CNC và từ đó các lập trình viên sẽ tự tạo ra đoạn code phục vụ nhu cầu hoạt động.

Từ đó chương trình lập trình sẽ được áp dụng vào trong quá trình hoạt động gia công các sản phẩm theo đúng như mong muốn của nhà sản xuất. Có thể thấy việc lập trình CNC đã mang lại sự chính xác và đồng bộ về mặt trình tự đảm bảo năng suất sản phẩm cũng như chất lượng của nó.

Theo đó, lập trình CNC còn yêu cầu người thực hiện có vốn kiến thức về lập trình, hiểu biết về mã g-code và các nguyên lý hoạt động của máy CNC. Đồng thời một lập trình viên chuyên nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu chuyên môn về kỹ thuật và phương pháp khắc phục lỗi thường gặp trong quá trình thực hiện sản xuất.

Lập trình CNC là gì?

Hướng dẫn lập trình CNC cơ bản

Về cơ bản, lập trình gia công CNC sẽ được phân biệt theo từng cấp độ từ dễ đến khó chẳng hạn như lập trình CNC gỗlập trình CNC tiệnlập trình cnc 4 trụclập trình CNC 5 Trục,… Tuy nhiên bất kể cấp độ lập trình CNC, cấu trúc của các dòng lệnh code lập trình vẫn có sự tương đồng nhất định.

Cấu trúc của một đoạn code lập trình CNC

Trong một chương trình CNC, sẽ có đến hàng chục cho đến hàng trăm đoạn code khác nhau tùy theo độ phức tạp.  Song tất cả đều theo một cấu trúc chung như sau:

– Đầu tiên phần khai báo tổng quát ban đầu của chương trình bao gồm có: %, Oxxxx, N5, N10, N25, N30.

–  Tiếp đó là các lệnh để di chuyển dao. Các lệnh bắt đầu thời gian để tiến hành gia công sản phẩm là các lệnh N…

– Cuối cùng chính là các lệnh để kết thúc chương trình lập trình sau đó quay lại từ đầu chương trình.

Các dòng lệnh được thiết lập theo cấu trúc nào?

Đối với các dòng lệnh trong chương trình lập trình CNC, chúng sẽ được thực hiện theo một cấu trúc cụ thể bao gồm:

– Số thứ tự của các dòng lệnh sẽ được sắp xếp như sau: Nxx Gxx X… Z… I… J… K… T… S… F… M… ; Nxx

– Câu lệnh để chuẩn bị lập trình: Gxx

– Các lệnh có liên quan đến kích thước hay vị trí mà dao sẽ di chuyển đến là: X… Y… Z… I… J… K…

– Các lệnh trong sử dụng để gọi đạo được quy định là: T…

– Các lệnh điều khiển tốc độ quay của trục chính là: S…

– Các bước tiến của dao sẽ là: F…

– Các lệnh phụ khác quy định chính là: M…

– Cuối cùng là các lệnh để kết thúc một chương trình sẽ được quy định là dấu (;)

Một vấn đề bạn cần hết sức lưu ý trong quá trình thiết lập các dòng lệnh lập trình CNC đó chính là một dòng lệnh được gọi là “block”. Theo đó, khi bỏ qua dòng lệnh nào hay khối block nào thì lập trình viên sẽ sử dụng dấu “/”.

Để có thể hiểu rõ hơn về việc thiết lập các dòng lệnh như trên, bạn có thể theo dõi ví dụ cụ thể như dưới đây:

……………….. .

N20 G0 X15. Y20. F200. ;

/N30 G1 X30. Y40. ; N40 M5 M9 :

……………….. .

Theo ví dụ như trên thì có thể thấy dòng lệnh N30 đã được bỏ qua trong trường hợp là trên bảng điều khiển của máy tính đã được hiển thị nút “single block” và đã được bật lên.

Hướng dẫn lập trình CNC

Lập trình CNC với các lệnh khai báo đầu

Các lệnh khai báo hệ tọa độ của lập trình

Để thực hiện thiết lập chương trình, lập trình viên sẽ sử dụng lệnh G90 hoặc là G91, trong đó:

– G90 có tác dụng khai báo về tọa độ tuyệt đối cũng như dao sẽ di chuyển đến các vị trí được yêu cầu so với các điểm chuẩn.

– G91 có tác dụng khai báo về tọa độ tương đối. Nói cách khác, các vị trí hiện tại của dao trong máy sẽ có thể được xem là các góc tọa độ quan trọng của các điểm tiếp theo đó.

Các lệnh khai báo về hệ đơn vị đo

Lập trình viên CNC sẽ sử dụng các lệnh G20 va G21 để thực hiện thiết lập chương trình như sau:

– G20 có tác dụng là khai báo về đơn vị đo hệ inch

– Còn G21 thì có tác dụng là khai báo về các đơn vị đo hệ mét

Các lệnh khai báo về đơn vị lượng lượng chạy dao

Đối với thiết lập về đơn vị lượng chạy dao, các lệnh G94 và G95 sẽ được thực hiện như sau:

– G94 có tác dụng là khai báo về đơn vị là mm/phút hoặc là inch/phút

– G95 có tác dụng là khai báo về đơn vị là mm/vòng hoặc là inch/vòng

Các lệnh khai báo về đơn vị tốc độ cắt của máy

Đối với các lệnh khai báo về đơn vị tốc độ cắt của máy, lập trình viên sẽ thiết lập các chương trình với một số lệnh như sau:

– G96 với tác dụng là khai báo đơn vị mm/phút hoặc là inch/phút

– G97 với tác dụng làm/vòng hoặc là inch/vòng

Các lệnh để quay trục chính

Các lệnh dùng để quay trục chính cho máy gia công CNC bao gồm như sau:

– Lệnh M3/M03 sẽ có tác dụng là quay trục chính theo đúng chiều kim đồng hồ

– Lệnh M4/M04 sẽ có tác dụng là quay trục chính ngược với chiều kim đồng hồ

– Lệnh M5 sẽ có tác dụng là khiến cho trục chính ngừng quay

Các lệnh để chọn mặt phẳng lập trình

Các lệnh dùng để chọn mặt phẳng lập trình bao gồm các lệnh sau:

– G17 có tác dụng là chọn mặt phẳng XY

– G18 có tác dụng là chọn mặt phẳng XZ

– G19 có tác dụng là chọn mặt phẳng YZ

Các lệnh để chọn dao

Khi chọn lệnh dao, các lập trình viên CNC sẽ cần đến một số lệnh như sau:

– Lệnh Txxx M6: tại đây hệ thống sẽ coi dao số x và thay dao, M6 sẽ là lệnh thay dao, Txxx là lệnh để gọi dao. Khi đó, lệnh để có thể trở về điểm tham chiếu sẽ là G28, G29, G30.

– Điểm tham chiếu trong chương trình ở đây được thiết lập cố định ở trên máy và đồng thời được đưa vào bàn máy. Sau đó nó sẽ được đưa đến trục chính và trở về khi chương trình kết thúc hoàn toàn.

– Cấu trúc của các lệnh này bao gồm G28, G29, G30 đều sẽ được thực hiện tương tự nhau.

Kết thúc lập trình CNC theo các lệnh nào?

Cuối cùng lập trình viên sẽ thực hiện các lệnh để kết thúc lập trình chương trình với các mã lệnh như sau:

– Lệnh M30 sử dụng để kết thúc chương trình chính và đồng thời sau đó tất cả sẽ trở lại đầu của chương trình.

– Lệnh M99 sử dụng để kết thúc các chương trình con.

– Lệnh M01 được sử dụng để tạm dừng lại các chương trình có điều kiện trong trường hợp nút OSP được mở.

– Lệnh M00 sẽ được sử dụng để tạm dừng toàn bộ chương trình.

– Lệnh M9 sẽ được sử dụng để tắt bỏ dung dịch làm nguội ở chương trình.

– Lệnh M8 sẽ được sử dụng để mở dung dịch làm nguội ở chương trình.

Như vậy, các chia sẻ trên đã phần nào giải đáp được thắc mắc về lập trình CNC là gì và một số hướng dẫn lập trình CNC. Để tìm hiểu thêm về lập trình CNC, bạn có thể tham khảo nhiều bài viết của chúng tôi. Chúc bạn may mắn.

CTY TNHH CƠ KHÍ DUY KHÁNH

Bài viết liên quan

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Scroll to Top